Kết quả tìm kiếm cho "luôn hết lòng vì quê hương"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 993
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Năm 2024, huyện Châu Phú đề ra mục tiêu xây dựng xã Bình Phú đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); các xã: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Thạnh Mỹ Tây và Bình Thủy đạt chuẩn NTM nâng cao.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân.
Ngày 15/10/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Chỉ trong một bài báo ngắn gọn, Người đã nêu rất đầy đủ ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của công tác dân vận trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Cùng với những quán cà-phê mang phong cách hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, đâu đó tại TP. Long Xuyên vẫn còn số ít quán giữ cách pha chế cà-phê bằng vợt, gợi ký ức về những ngày xưa cũ.
Uốn lượn mềm mại như dải lụa đan cài, kết nối các điểm đến du lịch, những dòng sông trên các miền đất nước không chỉ là tuyến giao thông giúp vận chuyển hành khách, hàng hóa, mà còn ôm chứa trong mình không ít câu chuyện truyền cảm hứng, những trầm tích văn hóa lịch sử gắn liền cảnh quan đôi bờ. Đây là kho báu có thể khai thác của loại hình du lịch đường sông Việt Nam, tạo sức hút độc đáo qua những trải nghiệm sông nước thú vị, giàu bản sắc.
Sau chiến tranh, mất mát đau thương dần được chữa lành theo năm tháng. Nhưng vẫn còn nỗi đau âm ỉ của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, khi rất nhiều liệt sĩ hy sinh ở các chiến trường trong và ngoài nước chưa được quy tập đầy đủ về quê hương xứ sở. Hài cốt của các chú, các anh đang nằm lại trong rừng sâu, ở đâu đó dưới lòng đất. Vì thế, một sứ mệnh thiêng liêng được trao lên những đôi vai của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đội chuyên trách: Ngày qua ngày đi tìm đồng đội đã hy sinh!
Xác định việc học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, coi đây là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động, đoàn viên, thanh niên BIDV An Giang ra sức học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn, với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng cống hiến, xung kích của tuổi trẻ, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của BIDV An Giang và chung tay xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng giàu đẹp…
Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ trao quyết định thăng cấp bậc hàm Đại tướng đối với đồng chí: Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; thăng quân hàm Đại tướng đối với đồng chí Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng; thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.